Nghiệm thu, bàn giao công trình thực hiện phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” của Khối Thi đua 9 cho nhân dân thôn Dốc Lăng, xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc
Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động của dự án nhà Nghỉ điều dưỡng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Kết luận thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Triển khai thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông
Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi dự án khu du lịch Tân An Thịnh
Gia hạn thời gian báo cáo vụ việc của ông Đào Hữu Bá
Trả lời đơn của công dân
 

 Du lịch Bình Thuận qua ảnh

 

Vấn đề đối thoại trong giải quyết các vụ việc khiếu nại hành chính

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền hiến định của công dân, mang ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc. Cụ thể hóa quyền khiếu nại được quy định trong Hiến pháp, Quốc hội đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo.

Cụ thể hóa các quy định của Luật, Chính phủ và các bộ đã ban hành nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc giải quyết khiếu nại, các cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, đối thoại là một nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác này. Trong thời gian qua, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của việc đối thoại trong giải quyết các vụ việc khiếu nại, đặc biệt là các vụ khiếu nại đông người đã được coi trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cả về lý luận và thực tiễn của việc đối thoại trong các giải quyết các vụ việc khiếu nại vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học cho công tác này, từ đó cung cấp những luận cứ cho việc nâng cao hiệu quả của việc đối thoại, góp phần giải quyết có hiệu quả những vụ việc khiếu nại.

Theo quy định của pháp luật thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có quyền và lợi ích liên quan, cụ thể, tại Điều 37 Luật khiếu nại, tố cáo quy định “người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại”. “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có thể gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại” (Điều 45 Luật Khiếu nại, tố cáo).

Cụ thể hóa và tiếp tục khẳng định nguyên tắc đối thoại trong giải quyết khiếu nại, Điều 9 Nghị định 136 hướng dẫn thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo quy định “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu người giải quyết khiếu nại phải trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc gặp gỡ đối thoại cần phải được tiến hành công khai, dân chủ; nếu thấy cần thiết thì có thể mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội tham dự.

Đối với việc giải quyết khiếu nại lần hai, việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp chỉ thực hiện khi cần thiết. Trong trường hợp khiếu nại là vụ việc phức tạp thì người giải quyết khiếu nại lần hai phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan. Việc gặp gỡ đối thoại được thực hiện như lần đầu”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, bên cạnh việc đối thoại trong tiếp công dân, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức, thực hiện việc đối thoại này trong giải quyết khiếu nại lần đầu và thực hiện việc đối thoại trong lần giải quyết khiếu nại tiếp theo khi cần thiết. Việc tổ chức đối thoại thông thường được tiến hành theo ba bước như sau:

Bước 1, Chuẩn bị đối thoại: Người giải quyết khiếu nại phải xác định thành phần đối thoại và gửi thông báo cho các bên tham gia đối thoại, chuẩn bị địa điểm, nội dung đối thoại, thu thập hồ sơ, tài liệu cho cuộc đối thoại.

Bước 2, Đối thoại: Tại buổi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải thông báo nội dung đối thoại, công bố kết quả thẩm tra xác minh vụ việc, đưa ra những chứng cứ, những căn cứ pháp luật liên quan đến nội dung vụ việc và thông báo hướng giải quyết vụ việc đó. Sau đó các bên tham gia đối thoại trình bày quan điểm và các kiến nghị của mình. Và người chủ trì đối thoại đưa ra kết luận cuối cùng về các nội dung đã đối thoại.

Bước 3, Kết thúc đối thoại: Người chủ trì đối thoại phải lập biên bản về kết quả gặp gỡ, đối thoại đó; biên bản phải ghi rõ ý kiến của các bên tham gia đối thoại; kết luận của người chủ trì về các nội dung đối thoại; biên bản cần phải có chữ ký xác nhận của người tham gia đối thoại. Biên bản này chính là một trong những căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bản quan trọng đó là việc tổ chức đối thoại giữa các bên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giải quyết khiếu nại của các cơ quan, tổ chức. Việc trao đổi thông tin, tài liệu, tranh luận, thảo luận và đưa ra ý kiến nhằm làm rõ vụ việc, đưa ra cơ sở và phương hướng giải quyết vụ việc là cực kỳ quan trọng. Thông qua việc trao đổi này, người khiếu nại có cơ hội trình bày những vướng mắc, nêu ra những yêu cầu đề nghị của mình cũng như nêu ra những căn cứ cho những yêu cầu đề nghị đó; người bị khiếu nại có thể giải trình về những việc làm hay quyết định của mình và chứng minh cho quyết định, việc làm đó là đúng pháp luật, thông qua đối thoại các bên có thể tìm ra được hướng giải quyết ngay những tranh chấp hoặc sơ bộ có được một phương hướng giải quyết tranh chấp này. Điều này thể hiện tính công khai, dân chủ trong hoạt động giải quyết khiếu nại.

Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại cho thấy rất nhiều các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài tưởng chừng như không thể giải quyết được nhưng thông qua đối thoại các vấn đề dần được làm sáng tỏ, người khiếu nại được giải thích cặn kẽ và hiểu được những đòi hỏi vô lý của mình hoặc những người bị khiếu nại thấy được sai sót của mình để khắc phục, sửa chữa. Với ý nghĩa như vậy, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh việc tổ chức có hiệu quả các đối thoại, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc khiếu kiện, đặc biệt là các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp hiện nay.

ThS. Trần Văn Long

Viện Khoa học Thanh tra

theo www.giri.ac.vn

 
 

Thiết kế bởi Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận

Chuyên trang Khiếu nại tố cáo
Chiệu tránh nhiệm chính: Thanh tra tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 91 Tôn Đức Thắng, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252.3825832 - Fax : 0252.3825832
Email: tt@binhthuan.gov.vn