Nghiệm thu, bàn giao công trình thực hiện phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” của Khối Thi đua 9 cho nhân dân thôn Dốc Lăng, xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc
Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động của dự án nhà Nghỉ điều dưỡng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Kết luận thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Triển khai thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông
Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi dự án khu du lịch Tân An Thịnh
Gia hạn thời gian báo cáo vụ việc của ông Đào Hữu Bá
Trả lời đơn của công dân
 

 Du lịch Bình Thuận qua ảnh

 

Một số vấn đề cần điều chỉnh khi xây dưng Luật khiếu nại và Luật tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo của người dân về các lĩnh vực liên quan đến lợi ích của họ vẫn diễn ra khá phức tạp và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Điều này cho thấy sự kém hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự lạc hậu của các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, việc khiếu nại, tố cáo của người dân về các lĩnh vực liên quan đến lợi ích của họ vẫn diễn ra khá phức tạp và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Điều này cho thấy sự kém hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự lạc hậu của các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập đó, thiết nghĩ nhiều nội dung nên được đưa vào Dự thảo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hiện nay.

- Vấn đề đối thoại trong giải quyết khiếu nại:

Điều 37, Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005 qui định: “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai”.

Tuy nhiên, thực tế giải quyết khiếu nại của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền cho thấy nội dung này còn mang tính hình thức.

Theo quan điểm riêng của cá nhân tôi cho rằng, việc tổ chức gặp gỡ đối thoại giữa các bên liên quan: người khiếu nại, người bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là một khâu quan trọng cần thiết. Vì vậy, trong dự thảo Luật Khiếu nại cần qui định việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại phải là khâu bắt buộc, mà việc bỏ qua nó sẽ làm cho quyết định giải quyết khiếu nại không có giá trị pháp lý. Mặt khác, thời gian dành cho việc tổ chức gặp gỡ đối thoại cũng là điều cần bàn. Một cuộc đối thoại giữa cơ quan, tổ chức và hàng trăm người dân với nhiều nội dung khác nhau nhưng thời gian lại quá ngắn, khâu tổ chức lại hời hợt, thiếu chuẩn bị thì liệu có đảm bảo được hiệu quả hay không?

- Đề cao vai trò tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của luật sư:

Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và Nghị định 136/2006/NĐ-CP đã qui định cụ thể việc luật sư được tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp họ được một trong các bên liên quan mời. Đây là điểm tiến bộ trong Luật khiếu nại, tố cáo qua các lần sửa đổi, bổ sung. Thực tế cho thấy, khi có sự tham gia của luật sư thì chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được nâng cao, sự có mặt của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo đã buộc các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm hơn, cẩn thận hơn trong quá trình thực hiện chức phận của mình.

Để giúp giảm thiểu thiệt hại của người dân, thiết nghĩ nên mở rộng đối tượng được người dân thuê mời trợ giúp tư vấn pháp lý không chỉ có luật sư, mà có thể là luật gia, các trợ giúp viên trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, bởi lẽ nhiều người dân do nhiều hoàn cảnh khác nhau nên không có điều kiện về tài chính để nhờ luật sư.

- Vấn đề cá thể hóa trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tại khoản 4, Điều 32 Luật khiếu nại, tố cáo qui định: “Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết”, thì khiếu nại sẽ không được thụ lý giải quyết. vậy khi trong thời hạn giải quyết khiếu nại cho người dân mà cán bộ, công chức được giao giải quyết nhưng không giải quyết vì nhiều lý do khác nhau, dẫn đến gây thiệt hại lớn cho người dân thì sao? Vấn đề này cần phải được quy định rõ với những chế tài cụ thể nhằm nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ công chức được giao giải quyết KNTC.

- Việc khởi kiện ra tòa:

Luật KNTC hiện nay quy định: trong trường hợp khiếu nại đã được giải quyết lần đầu nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có thể khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

Theo chúng tôi, quy định như vậy là hạn chế quyền của người dân trong việc lựa chọn các phương thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Do đó, cần quy định người dân có thể khởi kiện ra tòa nếu cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nào đó đã gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hơp pháp của họ. Điều này cũng phù hợp với chức năng của toà án, đó là nơi bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong bất kỳ nhà nước hiện đại nào./.

Nguồn thanhtravietnam.vn

 
 

Thiết kế bởi Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận

Chuyên trang Khiếu nại tố cáo
Chiệu tránh nhiệm chính: Thanh tra tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 91 Tôn Đức Thắng, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252.3825832 - Fax : 0252.3825832
Email: tt@binhthuan.gov.vn